Nga bán vũ khí cho các nước láng giềng của Afghanistan

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết nước này đã sẵn sàng cung cấp vũ khí và phần cứng quân sự cho các nước láng giềng của Afghanistan để tăng cường an ninh biên giới phía Nam của họ. Theo hãng tin TASS, phát biểu trước các phóng viên bên lề Diễn đàn ArHoa Kỳ-2021, ông Borisov tuyên bố Nga sẽ cung cấp vũ khí và phần cứng quân sự cho các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) với giá thấp để củng cố biên giới của họ với Afghanistan. "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng cường an ninh biên giới phía Nam của chúng tôi" - ông Borisov nhấn mạnh. Ngày 26-8, Nga thông báo đã nhận được đơn đặt hàng vũ khí và máy bay trực thăng từ các nước cộng hòa Trung Á giáp ranh với Afghanistan.

Nga bán vũ khí cho các nước láng giềng của Afghanistan
: :

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết nước này đã sẵn sàng cung cấp vũ khí và phần cứng quân sự cho các nước láng giềng của Afghanistan để tăng cường an ninh biên giới phía Nam của họ. 
Theo hãng tin TASS, phát biểu trước các phóng viên bên lề Diễn đàn ArHoa Kỳ-2021, ông Borisov tuyên bố Nga sẽ cung cấp vũ khí và phần cứng quân sự cho các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) với giá thấp để củng cố biên giới của họ với Afghanistan. 
"Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng cường an ninh biên giới phía Nam của chúng tôi" - ông Borisov nhấn mạnh.


Ngày 26-8, Nga thông báo đã nhận được đơn đặt hàng vũ khí và máy bay trực thăng từ các nước cộng hòa Trung Á giáp ranh với Afghanistan. 
Giám đốc Cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, Alexander Mikheev, nói với hãng tin RIA Novosti: "Chúng tôi đã nhận một số đơn đặt hàng từ các quốc gia trong khu vực để cung cấp máy bay trực thăng, vũ khí và các hệ thống bảo vệ biên giới hiện đại". 
Trong khi Nga vẫn tỏ ra lạc quan một cách thận trọng với chính quyền mới tại Kabul, nước này cảnh báo nguy cơ phiến quân trà trộn vào làn sóng người tị nạn đổ về các quốc gia Trung Á, cụ thể là Uzbekistan và Tajikistan. Đầu tháng 8, Nga tổ chức tập trận chung với hai quốc gia này gần biên giới Afghanistan. 
Nga, Tajikistan và các thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) cũng sẽ tổ chức tập trận tại Kyrgyzstan từ ngày 7-9/9. Cuộc tập trận này sẽ tập trung vào phương án chống lại các lực lượng vũ trang phi pháp xâm nhập lãnh thổ một nước thành viên CSTO, cơ quan báo chí của khối quân sự này cho biết. 
Trong khi Taliban cam kết không tạo ra mối đe dọa với các nước láng giềng Trung Á, các quốc gia này từng hứng chịu các cuộc tấn công từ đồng minh của Taliban trong quá khứ.


Bên cạnh đó, nhiều người tị nạn từ Afghanistan đã chạy sang Uzbekistan và Tajikistan trong đợt tấn công của Taliban vừa qua, tạo ra thách thức an ninh đối với hai quốc gia Nam Á này. 
Trước đó, ngày 25-8, 4 máy bay quân sự Nga đã sơ tán công dân nước này khỏi thủ đô Kabul - Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin. Điều này đánh dấu sự thay đổi lập trường của Nga về Afghanistan. 
Đại sứ Nga tại Afghanistan từng đánh giá cao việc Taliban giữ an toàn cho thủ đô Kabul 24 giờ đầu tiên sau khi kiểm soát nơi này. 
Tuy nhiên, Điện Kremlin ngày 25-8 thừa nhận tình hình ở Afghanistan đang rất căng thẳng và mối đe dọa khủng bố là "rất cao". Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã sơ tán hơn 500 người khỏi Afghanistan, bao gồm người Nga và công dân Belarus, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Ukraine.


Chính phủ Nga có kế hoạch thực hiện các chuyến bay đưa đón sinh viên Afghanistan muốn học tập tại Nga vào tháng 9 tới. 
Moscow cũng củng cố căn cứ của mình ở Tajikistan bằng cách triển khai một số xe tăng T-72 tới những ngọn núi ở đây. 
Cùng ngày, Điện Kremlin tuyên bố Nga chưa công nhận Taliban là nhà cầm quyền hợp pháp tại của Afghanistan, dù lực lượng này đã kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ quốc gia Trung Nam Á trên thực tế. 
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ Nga vẫn chưa quyết định lập trường của mình đối với Taliban, đồng thời sẽ theo dõi sát xem phong trào này đối xử với người dân Afghanistan và các nhà ngoại giao Nga như thế nào.


Theo ông Peskov, Chính phủ Nga quan tâm tới hòa bình và ổn định tại Afghanistan và có thể sẽ tiếp tục liên lạc với Hoa Kỳ đối với các vấn đề phát sinh tại đó. 
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, từ trước tới nay, Chính phủ Nga vẫn coi Taliban là tổ chức khủng bố.